PHƯƠNG PHÁP NHẸ NHÀNG GIÚP CON TRỞ THÀNH “HỌC SINH SIÊU ĐẲNG”
1. Bí kíp đọc nhanh
Sách Giáo khoa là thứ không thể thiếu trong đời học sinh. Đọc sách giáo khoa gần như là cách duy nhất để nắm bắt, hiểu rõ tri thức mà thầy, cô truyền đạt tới chúng ta. Nhưng không phải học sinh nào cũng có khả năng đọc thông minh, vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa tăng khả năng nắm bắt thông tin.
Hầu hết chúng ta đọc với tốc độ rất chậm 200 từ/phút. Và khi biết được Napoleon đọc được 2000 từ/phút, Balzac đọc một cuốn tiểu thuyết trăm trang trong vòng 30 phút…chúng ta không khỏi thán phục vì khả năng tuyệt vời của họ.
Song, các nghiên cứu đã chỉ ra, thậm chí con người có thể làm nhiều hơn thế. Thực tế, con người mới chỉ sử dụng được 1% tiềm năng đọc của bản thân vì mắt và não bộ của chúng ta có khả năng tiếp thu 20.000 từ/phút
Theo Gs. Tony Buzan, khoảng 80% sách giáo khoa có sử dụng các từ thừa thãi không cần thiết, chỉ có 20% thông tin học sinh cần nắm vững. Do đó, học sinh cần sử dụng phương pháp đọc nhanh để nhanh chóng nắm được nội dung cốt lõi của bài học.
Cụ thể các chuyên gia khuyên chúng ta nên đọc theo hàng dọc, mở rộng tầm mắt và kết hợp nghe nhạc không lời với tốc độ nhanh.
Ngoài ra, trong quá trình đọc, dùng bút chì đánh dấu những từ khóa chủ chốt dễ hơn, từ đó dễ dàng hình dung ra toàn bộ nội dung văn bản khi ôn lại.
Phương pháp nhẹ nhàng giúp bạn trở thành “học sinh siêu đẳng” và đừng quên gạch chân từ khóa để ghi nhớ dễ hơn.
2. Tạo lập Sơ đồ Tư duy (Mindmap)
Bước thứ hai trong quá trình tiếp thu tri thức từ thầy, cô giáo của các học sinh giỏi chính là ghi chép một cách thông minh, có hệ thống rành mạch, rõ ràng. Để làm được điều đó, sơ đồ tư duy do Tony Buzan phát minh cuối thập niên 60 của thế kỷ XX là một lựa chọn hoàn hảo.
Hiểu một cách đơn giản, sơ đồ tư duy là việc sử dụng kết hợp hình ảnh, màu sắc và logic để ghi chép lại thông tin một cách hệ thống. Với cách làm này, học sinh có thể tiết kiệm từ 60-80% thời gian học thuộc lòng bài trước mỗi kỳ thi.
3. Bí kíp “học đâu nhớ đấy”
Theo chuyên gia ghi nhớ Harry Lorayne, não bộ của chúng ta giống nhau về khả năng ghi nhớ, chỉ khác biệt ở cách thức và phương pháp.
Trí nhớ làm việc theo hình ảnh, vì vậy hãy sử dụng trí tưởng tượng, so sánh bản thân khi muốn nhớ bất cứ thông tin gì.
Cùng với đó, hãy hình dung chi tiết cụ thể màu sắc của từng vật thể bạn muốn nhớ, bởi màu sắc giúp tăng 50% khả năng ghi nhớ của não bộ.
Tạm kết: Học giỏi một phần dựa vào trí thông minh và cũng nhờ vào việc bạn tìm ra phương pháp, cách thức học. Mấu chốt của việc học giỏi nằm ở niềm tin và ý chí của mỗi cá nhân mà thôi. Hãy thay đổi thói quen, suy nghĩ của bạn ngay từ bây giờ, chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thành “học sinh siêu đẳng”.